Mồi câu, câu chuyện, lời chào hàng

Đây là nền tảng cơ bản giúp bạn bán bất kỳ thứ gì trên Internet.

Mồi câu

Mồi câu là thứ thu hút sự chú ý của người khác để bạn có cơ hội kể câu chuyện của mình.

Mỗi ngày, bạn có thể thấy hàng nghìn mồi câu khác nhau. Mỗi tiêu đề email là một mồi câu, chúng đang cố gắng để có được khoảnh khắc chú ý của bạn và thúc đẩy bạn mở email; Mỗi status trên Facebook là một mồi câu; Mỗi hình ảnh trên Instagram là một mồi câu; Mỗi video trên Tiktok là một mồi câu; … Tóm lại, nó có thể là bài viết, hình ảnh, âm thanh, video, nó có thể là bất cứ thứ gì khiến người xem dừng lại khi đang lướt qua các nội dung trên Internet.

Câu chuyện

magic open book of fantasy stories

Sau khi mồi câu đã khiến họ chú ý, bạn sẽ có một khoảng thời gian ngắn để kết nối với họ thông qua câu chuyện của mình.

Phải nhớ rằng, câu chuyện bạn sắp kể có 2 mục tiêu trọng yếu:

1. Câu chuyện làm gia tăng giá trị của lời chào hàng mà bạn sắp sửa đưa ra.

Nếu bạn kể một câu chuyện phù hợp, bạn sẽ thể hiện được những giá trị của sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang bán và câu chuyện sẽ tạo ra mong muốn thúc đẩy họ mua hàng ngay lập tức.

Đây cũng là Khung định hướng tâm thức trong bài Thân nhiệt của Visitor và khung định hướng tâm thức khách hàng.

Từ bây giờ tôi gọi bước này là Câu chuyện định hướng.

2. Câu chuyện sẽ tạo ra một sự liên kết giữa họ và bạn hoặc giữa họ với thương hiệu của bạn.

Nếu họ không mua hàng hôm nay nhưng một khi đã có sự liên kết, họ sẽ dõi theo bạn và vào một ngày đẹp trời nào đó họ cũng mua hàng của bạn.

Hình ảnh của bạn (hay “Nhân vật thu hút” của bạn) đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của các chiến dịch thu hút Traffic. Việc tạo ra quảng cáo và thúc đẩy người khác mua hàng là chuyện ai cũng có thể làm được, nhưng nếu bạn sẵn sàng chia sẻ câu chuyện của mình, xây dựng mối quan hệ với các đối tượng khách hàng mục tiêu và thực sự phục vụ họ chứ không chỉ là cố gắng bán hàng cho họ, họ sẽ tiếp tục mua sản phẩm, dịch vụ của bạn thêm nhiều lần nữa.

Lời chào hàng

Mồi câu thu hút sự chú ý, câu chuyện sẽ tạo ra mong muốn của khách hàng mục tiêu và cuối cùng chính là lời chào hàng.

Lời chào hàng không phải lúc nào cũng là thúc đẩy họ mua một món hàng nào đó. Lời chào hàng có thể đơn giản như “Nhấn vào nút LIKE”, “Bình luận bên dưới video”, “Chia sẻ bài viết này”, “Đăng ký theo dõi kênh của tôi” … và đổi lại, bạn sẽ cho họ một thứ đặc biệt nào đó.

Lời chào hàng càng tốt thì mọi người sẽ càng có khả năng cao thực hiện điều mà bạn thực muốn họ thực hiện.

Nếu mọi người không thực hiện như bạn mong muốn thì cách đơn giản nhất để cải thiện tình hình thường sẽ là gia tăng giá trị của lời chào hàng. Ví dụ: Nếu tôi bảo bạn hãy đi đổ rác giúp tôi, tôi sẽ cho bạn 10k, khả năng cao bạn sẽ từ chối; Nhưng thay vì 10k, tôi đề nghị cho bạn 100k, có thể bạn đồng ý; Nếu tôi tăng lời đề nghị lên 10 triệu đồng, gần như không ai từ chối một món hời như vậy.

Nếu bạn thu hút được một người nào đó, kể cho người đó nghe câu chuyện của bạn và đưa ra một lời chào hàng nhưng anh ta vẫn không mua hàng, khả năng cao là lời chào hàng đó chưa đủ tốt với anh ấy. Bạn phải kể một câu chuyện hay hơn để gia tăng giá trị của lời chào hàng, hoặc cũng có thể bạn cần đưa ra lời chào hàng tốt hơn. Đừng quên thêm vào các phần quà tặng kèm để gia tăng tổng giá trị của món hàng mà anh ấy nhận được, khiến nó trở nên hấp dẫn hơn, khiến anh ấy không thể cưỡng lại lời chào hàng của bạn.

Nếu chiến dịch thu hút traffic kém hiệu quả thì vấn đề luôn nằm ở Mồi câu – Câu chuyện – Lời chào hàng. Nếu tỷ lệ chuyển đổi trên Landing page không cao thì vấn đề luôn nằm ở Mồi câu – Câu chuyện – Lời chào hàng. Nếu số lượng người đăng ký tham gia hội thảo không nhiều, tỷ lệ chốt đơn hàng sau khi triển khai workshop không cao, tỷ lệ bán thêm hoặc tỷ lệ mở email thấp … thì vấn đề luôn nằm ở Mồi câu – Câu chuyện – Lời chào hàng.

Nếu bạn muốn giải quyết tất cả những vấn đề trên thì hãy tạo ra Mồi câu tốt hơn, Câu chuyện tốt hơn và Lời chào hàng tốt hơn.

Mồi câu, câu chuyện, lời chào hàng
5 (100%) 1 vote
SHARE
+ Background: IT Engineer
+ Past: Pro. Internet Marketer | Brand Incident Risk Manager | Founder
+ Present: Invester & Trader